Danh mục sản phẩm

Keycap là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Keycap bàn phím cơ

19-03-2020, 2:48 pm
383
Đơn giản thì keycap chính là mấy cái nút bấm mà chúng ta vẫn chạm tay lên mỗi khi sử dụng bàn phím cơ. Keycap cũng có nhiều loại từ chất liệu nhựa khác nhau cho đến cách in ký tự lên khác nhau. Biết được càng nhiều về các loại keycap thì nó sẽ càng giúp mọi người hiểu rõ chất lượng thực sự . để khi mua bàn phím cơ mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về kiểu dáng mẫu mã. Trong bài viết, này, xin mời các bạn hãy cùng TNC Store tìm hiểu sâu hơn về Keycap nhé




CHẤT LIỆU

Hầu hết keycap đều được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách nung chảy chất liệu nhựa, sau đó bơm áp suất vào khuôn bằng thép rồi để nguội. Tùy vào chất liệu nhựa khác nhau mà thành phẩm sẽ co lại nhiều hay ít khi nguội hẳn.

ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene).




Đây là chất liệu switch khá phổ biến trên các mẫu bàn phím cơ giá rẻ, ví dụ như E-Dra EK387. Bởi ABS có tính đà hồi cao và co lại ít nhất trong các loại nhựa khi đúc khuôn. Mọi người có thể nhìn bằng mắt hoặc sờ vào để nhận biết loại nhựa này. Nhìn vào rất đẹp do màu của nhựa lên rất tươi và có thể pha được nhiều màu cảm giác sờ cũng khá chắc chắn. Ví dụ đơn giản mọi người có biết gạch lego không? chính là ABS đấy rất khó vỡ. Bàn phím keycap ABS khi gõ sẽ nghe tiếng trong trẻo kiểu tách tách. Hiện tại thì ABS đang gần như là phổ thông nhất trong giới bàn phím cơ vì từ những con giá rẻ tới cao cấp đều có sử dụng. Tuy nhiên thì bề mặt của ABS sẽ trở nên bóng mà trơn nếu sử dụng lâu hoặc tay mọi người ra nhiều mồ hôi, màu tuy lên đẹp nhưng lại dễ bị ngả vàng khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng vì có tia cực tím.

PBT (Polybutylene Terephtalate).




Đây là loại nhựa cứng hơn ABS, có bề mặt nhám hơn một chút, co lại nhiều hơn khi đúc khuôn nên chỉ có các hãng như Filco – Poker – Leopold và một số hãng khác sử dụng. Keycaps PBT khi gõ sẽ nghe tiếng đục và bụp bụp. Theo như thị trường hiện tại thì hầu hết các mẫu bàn phím từ tầm cận cao cấp đổ lên mới dùng đến PBT, có lẽ là do loại nhựa này chế tác khó hơn do co lại nhiều hơn trong quá trình đông khô. Do co lại nhiều nên nó cứng và giòn hơn ABS kha khá . Nhưng nhờ thế mà PBT lại không lo bị bóng hay ngả vàng và dễ dàng vệ sinh hơn do nó trơ với mấy chất tẩy rửa. Thông thường, các mẫu bàn phím cơ sử dụng switch PBT sẽ có giá khá cao. Thế nhưng, các bạn vẫn có thể tìm thấy chúng ở phân khúc giá dưới 1 triệu đồng, ví dụ như mẫu bàn phím cơ giá rẻ E-Dra EK387 Pro chẳng hạn.

PVC (Polyvinyl Chloride)

Là loại nhựa khá cứng, được sử dụng để sản xuất keycaps là chính. Độ phổ biến đứng sau nhựa ABS, được các hãng lớn như Logitech – Dell – HP và nhiều ông lớn khác sử dụng. Nhựa PVC có độ cứng và độ bám trung bình nhưng khá nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng ta thường thấy loại nhựa này ứng dụng trong các loại ống dẫn nước nhiều hơn.

PC (Polycarbonate)

Đây là loại nhựa trong suốt khá cứng,đa số được sử dụng cho các bàn phím có đèn LED. Không phổ biến bằng PBT và ABS. Nhựa PC có thể được sản xuất riêng thành keycaps hoặc trộn với chất liệu khác thành ABS-PC. Ưu điểm thì nó đẹp tương đương ABS mà lại không lo bị ngả vàng. Loại này giờ cũng khá hiếm trên thị trường rồi, chắc mấy ông chơi custom dị dị mới có nhã hứng để đầu tư sưu tầm mà thôi.

POM (Polyoxymethylene)




Nhựa POM có độ chống chịu rất cao, chống trầy xước – chống hóa chất tẩy rửa. Nó được xếp vào hàng cực phẩm và rất chanh xả nên ít NSX chọn loại này để làm keycap, đơn giản vì nó quá đắt và quá khó để tuỳ biến. Chỉ có mấy ông nhà giàu thích độc và xịn nhất mới dám đem về kinh doanh thôi.

Không chỉ làm keycap bằng nhựa. Nhiều nghệ nhân làm keycap còn cho ra những loại keycao bằng kinm loại độc nhất vô nhị nữa cơ. Kim loại sử dụng chủ yếu hiện nay là nhôm và kẽm, do chúng có trọng lượng nhẹ. Keycap kim loại thì tốn chi phí gia công hơn nhưng bù lại thành phẩm đẹp và lung linh hơn nhiều. Không chỉ in hình đủ thứ, keycaps kim loại còn có thể tạo những loại hình khối nổi bật ra khỏi bề mặt làm cho bàn phím vừa độc vừa đẹp.




CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÚC VÀ IN 

Kí tự trên keycap cũng là một trong những yếu tố then chốt để quyết định chất lượng của cả bàn phím, không cần biết mọi người sử dụng bàn phím xịn đến cỡ nào nhưng khi thấy bị bay mất chữ hay số là cảm giác nó chả khác một chiếc bàn phím rẻ tiền đúng không ? Tuy có nhiều loại nhựa nhưng đa số các bàn phím hiện nay đều sử dụng nhựa PBT và ABS là chủ yếu để tiện cho việc in ấn khắc kí tự các kiểu.

Pad printing

Đây là kĩ thuật in cơ bản cũng như phổ biến nhất cho tất cả các loại bàn phím từ rẻ cho tới đắt tiền nhưng các hang cũng có thể thay đổi đôi chút để tang cường độ bền làm cho các kí tự khó bị phai hơn. Nhưng cơ bản vẫn là lấy kí tự có sẵn đặt lên phím rồi in thẳng lên đó sau đó them vài lớp bảo quản sau khi in. Cách gia công khá là đơn giản nên độ bền của loại này rất kém nên có thay đổi đến mấy thì bản chất dễ mờ vẫn rất khó thay đổi.

Laser printing

In laser hay còn gọi là khắc laser có tận 4 phương pháp tạo kí tự cơ:

Foaming: tia laser sẽ tạo một lớp mỏng những bong bóng nhỏ li ti trên keycaps để vẽ thành kí tự. Những bong bóng này có bề mặt thô ráp rất dễ bám bụi và ngả màu.

Laser etching: đơn giản là tia laser sẽ đốt cháy nhựa ở một độ sâu vừa phải, phần nhựa bị cháy sẽ tạo thành kí tự luôn. Phương pháp này thường sử dụng trên keycaps màu trắng.

Laser etching with paint fill: giống như phương pháp bên trên nhưng sau khi khắc xong, màu sẽ được đổ vào vị trí đã khắc. Kĩ thuật này áp dụng được trên keycaps màu đen và nhiều màu khác nữa.

Laser engraving: keycaps trong suốt sẽ được sơn một lớp sơn UV (tia cực tím) màu đen, sau đó tia laser sẽ làm bay màu trên keycaps làm lộ ra phần trong suốt để tạo thành kí tự. Đây là cách để tạo ra keycaps backlit dùng cho các bàn phím có đèn.

Double shot




Đây là cách gia công keycap có độ bền vô đối trong làng keycap. Vì để gõ bay được kí tự thì phải mòn hết bề mặt phím mà gõ mòn được cái phím chắc bộ máy tính chơi game phải hỏng trước. Keycap doubleshot được đúc từ từ 2 lớp nhựa riêng biệt, một cho keycap và còn lại cho phần kí tự. Về bản chất thì đây không phải in mà đúng hơn là đúc kí tự. Cách gia công này giúp keycap không bao giờ bị phai và kí tự cũng vô cùng sắc nét vì được gia công bởi 2 phần nhựa riêng biệt ví dụ điển hình là chiếc Edra-EK387 pro sử dụng keycap PBT double shot, Nhờ việc có 2 lớp nên các nhà sản suất có thể làm PBT xuyên led , đơn giản là lớp trên là nhựa PBT bên dưới là một loại nhựa khác có thể xuyên led.

Dye-sub




Đây là cách gia công sử dụng nhiệt để đưa mực thấm sâu vào bà mặt keycap. Ưu điểm của loại này là cực kì bền và sắc nét. Nhưng cách gia công chỉ có thể thực hiện trên những loại nhựa bên với nhiệt như PBT mà thôi nên giá loại này khá cao. Thêm nữa Dyesub chỉ in được các kí tự màu tối và khó tạo tương phản màu giữa kí tự và keycap trên nền màu tối.

Và đó là những chia sẽ của mình xoay quanh Keycap. Hy vọng sau bài viết này mọi người sẽ tìm được loại nhựa cũng như loại keycap hợp nhất với mình.

/ Trần Vĩ


Key: Bàn phím cơ , bàn phím cơ chơi game, bàn phím cơ chơi game giá rẻ, bàn phím cơ chơi game cao cấp, ABS, PBT, PC, PVC, POM, dyesub, doubleshot,pad-printing, laser printing

, chất liệu keycap, các loại keycap phím cơ

Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

Bài viết đang được cập nhật.....!

Sản phẩm đã xem

icon-zalo