Danh mục sản phẩm

VGA - Card Màn Hình

 
Một chiếc card màn hình (Graphics Card – GPU) là một thành phần không thể thay thế trong bất cứ máy tính nào. Thông thường, card đồ họa máy tính sẽ được chia thành hai loại. Thứ nhất, card đồ họa tích hợp bên trong bo mạch chủ hoặc trong CPU, hoạt động bằng cách sử dụng một phần bộ nhớ hệ thống để xử lý dữ liệu hình ảnh. Gần đây, có sự tiến bộ rõ rệt khi mà sự xuất hiện của các bộ vi xử lý APU (Advanced Processing Unit), tích hợp CPU và GPU vào chung một chip, có thể tìm thấy trong các máy game console hoặc tại các bộ vi xử lý mới trong thời gian trở lại đây. Tuy vậy, các bộ vi xử lý APU vẫn thuộc phân khúc sản phẩm phổ thông/giá rẻ trong nền công nghiệp đồ họa máy tính hiện nay.
 
Card Màn Hình
 
Đối với các game thủ thực thụ, thì việc sử dụng một chiếc card đồ họa rời vẫn là lựa chọn phù hợp hơn, đem lại tốc độ xử lý tốt hơn, tỉ lệ khung hình/giây cao hơn, độ phân giải hiển thị cao hơn, cũng như giảm tải bộ nhớ hệ thống RAMCPU. Các card đồ họa rời thường kết nối với máy tính thông qua cổng giao tiếp PCI-Express hoặc AGP. Thậm chí, có thể chạy song song nhiều card đồ họa cùng lúc thông qua bus PCI-Express có trên bo mạch chủ hoặc qua một cầu nối dữ liệu.
 
>>> Xem thêm các sản phẩm ổ cứng SSD, ổ cứng HDDNguồn Máy Tính tại TNC Store.
 

 
Thành phần cơ bản của một chiếc card đồ họa bao gồm 2 phần: chip xử lý đồ họa (GPU) và bộ nhớ đồ họa (Video RAM). Tuy nhiên, khác với card đồ họa tích hợp, thì các sản phẩm card đồ họa rời có thông số kỹ thuật vượt trội ở cả 2 phần trên. Những người có niềm đam mê với game sẽ cần sức mạnh bổ sung đáng giá này để có thể theo kịp với xu hướng, khi mà những bước tiến cả về mặt phần cứng và phần mềm đã tăng cao nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy trên card đồ họa những thành phần khác như bộ phận tản nhiệt, bộ phận làm mát, RAMDAC (Random Access Memory Digital-Analogue Converter), một số cổng ra màn hình, cổng giao tiếp với bo mạch chủ, chip BIOS chưa firmware của card đồ họa.
 
Về cơ bản, card đồ họa máy tính sẽ xử lý tín hiệu hình ảnh rồi sau đó xuất ra màn hình thông qua các giao tiếp khác nhau. Các cổng này kết nối trực tiếp với màn hình của bạn, cho nên việc lựa chọn giao tiếp đúng sẽ phụ thuộc nhiều vào chiếc màn hình cũng như chất lượng bạn muốn thể hiện lên trên màn hình đó. Một số card màn hình cũng sẽ cho phép bạn kết nối nhiều màn hình cùng lúc. Dưới đây là những chuẩn kết nối màn hình phổ biến
 
Card Màn Hình
 
  • Video Graphics Array (VGA/D-sub): Công nghệ đã xuất hiện từ những năm 1980, tuy nhiên có khá nhiều điểm hạn chế. Chất lượng hiển thị có thể suy giảm nhanh chóng vì nhiều lý do như: chất lượng và chiều dài của dây tín hiệu, mức độ nhiễu điện, hiện tượng vỡ ảnh, hiện tượng lỗi mẫu cũng có thể xảy ra.
  • Digital Visual Interface (DVI): Được sử dụng cho màn hình phẳng, như LCD, plasma, các màn hình rộng có độ phân giải cao, máy chiếu. DVI có một lợi thế, đó là tránh được các hiện tượng nhòe hình kĩ thuật số cũng như nhiễu điện bằng cách sử dụng độ phân giải thực để thể hiện hình ảnh trực tiếp từ máy tính lên màn hình.
  • High-Definition Multimedia Interface (HDMI): Giao thức audio/video gọn nhẹ dùng để chuyển dữ liệu hình ảnh đến bất cứ thiết bị nào tương thích với chuẩn HDMI. Dữ liệu đó có thể là không nén hoặc các chuẩn dữ liệu chưa/đã nén, và đã trở thành tiêu chuẩn kỹ thuật số thay thế các giao tiếp analog cũ lạc hậu.
  • DisplayPort: Tiêu chuẩn này được hiệp hội VESA (Video Electronics Standard Association) phát triển, được sử dụng chủ yếu làm giao tiếp kết nối màn hình máy tính hiện nay. Mậc dù được thiết kế để thay thế VGA, DVI và DisplayPort hoàn toàn có thể tương thích thông qua việc sử dụng adapter. 
 

Giao thức với bo mạch chủ

 
Qua rất nhiều năm, các kết nối giữa card đồ họa và bo mạch chủ đã có những thay đổi khá đáng kể. Tiêu chuẩn kết nối đầu tiên xuất hiện mang tên S-100 vào năm 1974. Tuy nhiên, phải đến khi chuẩn PCI được ra đời vào năm 1993, lúc này tốc độ mới được tăng lên đáng kể, giúp sức cho card đồ họa rời phát triển mạnh mẽ như những gì chúng ta biết ngày hôm nay. Một số bước phát triển quan trọng có thể nhắc đến như tiêu chuẩn AGP (Accelerated Graphics Port), cùng với các tiêu chuẩn ra đời sau này của PCI, bao gồm PCI-X và PCI-Express – tiêu chuẩn chính và phổ biến nhất hiện tại.
 
Card Màn Hình
 

Lựa chọn một chiếc card dồ họa hợp lý ? 

 
Làm thế nào để mua một card đồ họa vừa hợp lý với túi tiền bạn đang có, và có thể đáp ứng được những ứng dụng cần thiết đôi khi có thể hơi khó khăn một chút. Có thể nói nhanh như sau, việc so sánh thông số card tương ứng một cách sơ đẳng qua không phải là một cách thật sự hiệu quả, và đôi khi thông số của GPU và VRAM có thể đem lại cho bạn một số thông tin cơ bản, nhưng chúng cũng có thể gây hiểu nhầm. Một só thông tin cho rằng lựa chọn nhãn hiệu nào cũng mang tính khá chủ quan và không thật sự là thông tin tin cậy để xem card đồ họa có hiệu năng như thế nào. Vì vậy, đừng quá bị cuốn vào những cuộc cãi vã NVIDIA vs AMD, mà hãy xem xét những điểm quan trọng sau khi bạn đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm:
 
  • Tỉ lệ giá thành/hiệu năng: Thông thường, những chiếc card đồ họa mạnh nhất sử dụng các chip xử lý đồ họa mới nhất sẽ đem lại cho bạn khả năng chơi game tốt nhất trong việc chơi game. Tuy nhiên, nếu bạn chơi các tựa game không đòi hỏi quá nhiều sức mạnh đồ họa, như Minecraft chẳng hạn, thì số tiền lớn chi cho card đồ họa mới ra đời sẽ thật sự không hợp lý và cần thiết. Cân bằng được tỉ lệ giá thành/hiệu năng so với nhu cầu chơi game của bạn, từ đó bán sẽ tìm được chiếc card phù hợp nhất.
  • Ép xung và tản nhiệt nước: Nếu bạn thật sự muốn gia tăng sức mạnh lên một mức mới, thì có lẽ bạn nên xem xét khả năng ép xung và/hoặc dùng tản nhiệt nước của chiếc card đồ họa mình định mua. Hầu hết các card reference, đến từ NVIDIA hoặc AMD, sẽ có được khả năng đó. Điều này là trái ngược so với những chiếc card đến từ hãng sản xuất thứ 3, khi họ cung cấp phần cứng và hệ thống tản nhiệt do chính họ thiết kế và tạo ra. 
  • Kích thước và mức độ tiêu thụ điện năng: Cho dù bạn nâng cấp chiếc máy tính sẵn có, hay xây dựng một chiếc hoàn toàn mới, hãy chắc chắn rằng mình lựa chọn VGA vừa vặn với case và không làm cho nguồn máy tính bị quá tải, đó là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, luôn là hữu ích khi xem xét lại kích thước cũng như công suất nguồn trước khi bạn bỏ tiền ra mua một chiếc card đồ họa.
  • Độ ổn định và độ tương thích: Mức độ ổn định của card màn hình phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, và cũng có thể liên kết được với phần mềm mà bạn sử dụng. Mỗi thế hệ card đồ họa sẽ hỗ trợ từng phiên bản khác nhau của DirectX. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn muốn chạy game mới nhất với một chiếc VGA cũ hơn, thì đồ họa hiển thị sẽ bị hạn chế, thậm chí trong một số trường hợp, game sẽ không chạy được.
  • Giao thức và kết nối màn hình: Chọn một chiếc card đồ họa để phù hợp với khả năng hiển thị màn hình thường sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên, công nghệ phát triển khá nhanh, và với sự xuất hiện các công nghệ như 3D, 4K, thực tế ảo VR, có lẽ tốt hơn là chuẩn bị trước cho tương lai sau này. Thêm vào đó, một số card đồ họa còn hỗ trợ việc xuất đa màn hình cho một trải nghiệm chơi game đậm chất “ngầu”.
  • Các ứng dụng không phải là game: Hầu hết các hãng sản xuất lớn đều có hỗ trợ cho các ứng dụng không phải là game như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD – Computer Aided Design), chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa. Những card này được tối ưu hóa cho từng ứng dụng, và chọn ra sao cho hợp lý sẽ phụ thuộc và chức năng nào mà bạn đang cần.
 
Xem thêm: 
 
Xem thêm

Tại sao nên mua VGA - Card màn hình tại tnc ?

Sản phẩm đã xem

icon-zalo